Công bố kết quả

Một giải nhất (World Cup Award) và 4 giải nhì (Honorable Judge Award) đã được trao cho các bài dự thi xuất sắc tại buổi thuyết trình trận chung kết và lễ trao giải cuộc thi CPWC lần thứ 10, diễn ra vào ngày 17/11/2022 tại Shinagawa Intercity Hall (Tokyo, Nhật Bản) và online.


▲Lễ trao giải diễn ra ngày 17/11/2022 tại Shinagawa Intercity Hall (Tokyo, Nhật Bản) kết hợp online

  • Giải nhất (World Cup Award)

    Entry No. 24. Nhóm KAAD, Đại học Kookmin (Hàn Quốc)

    Hệ thống dự báo tai nạn giao thông
    TAP(Traffic Accident Prediction)
    • Dự án của nhóm nhằm mục đích tạo ra một mô hình phát hiện bất thường để ngăn ngừa tai nạn và hỗ trợ người lái lái xe an toàn. Đầu tiên, chúng tôi xây dựng vị trí của đối tượng, lưu lượng phương tiện trong UC-win/Road. Tiếp theo, nhập các đặc điểm đó vào mô hình phát hiện bất thường trong môi trường PyTorch. Dựa trên việc học không giám sát (unsupervised learning), các mô hình phát hiện bất thường được huấn luyện sử dụng các dữ liệu thông thường. Điểm bất thường được xuất ra từ mô hình phát hiện bất thường. Cuối cùng, kiểm tra điểm nhìn của người lái xe bằng công cụ theo dõi chuyển động mắt. Hệ thống sẽ gửi cảnh báo cho người lái xe khi người lái xe bất cẩn với các vật thể bất thường. Ngoài ra, hệ thống cũng cảnh báo tài xế nếu họ buồn ngủ.

  • Giải nhì (Honorable Judge Award) hạng mục thiết kế môi trường và CNTT (Environment Design and IT Award) (trao bởi GS. Tomohiro Fukuda)

    Entry No. 17. Nhóm SOS-Team, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc)

    Cứu hộ nhanh chóng
    EXTREMELY FAST RESCUE
    • Tốc độ phản ứng và cứu hộ của lực lượng cảnh sát, y tế và chữa cháy có ý nghĩa quyết định đến tính mạng và sức khỏe của người dân. Chủ đề bài thi này là cứu hộ nhanh chóng và được xây dựng dưới hình thức game dạng breakout. Nhóm đã sử dụng phần mềm UC-win/Road để mô phỏng đồn cảnh sát, bệnh viện, trạm cứu hỏa và những khu vực khác trong thành phố. Người chơi chọn vai thích hợp theo số điện thoại khẩn cấp trong màn hình cảnh báo, sử dụng bàn phím để di chuyển đến địa điểm thực hiện cứu hộ, và số điểm đạt được sẽ được tính dựa trên thời gian đến hiện trường và việc chọn đường đi tốt nhất.

  • Giải nhì (Honorable Judge Award) hạng mục tối ưu (Best Optimization Award) (trao bởi GS. Makoto Sato)

    Entry No. 23. Nhóm MT Girls, Đại Học Sugiyama Jogakuen (Nhật Bản)

    Robot giúp người lái xe thư giãn
    Mobility-Support Robot for Relaxation
    • Nhóm đã phát triển một robot hỗ trợ giúp người lái xe thư giãn. Robot với cử động và giọng nói dễ thương sẽ khuyên người lái xe nên thư giãn. Robot theo dõi hai loại dữ liệu: "thao tác của người lái xe (tay lái, ga và phanh)" và "dữ liệu sinh học của người lái xe (EMG)". EMG là một dữ liệu sinh học để đo lường mức độ căng thẳng. Nếu độ lệch chuẩn của EMG cao hơn ngưỡng, người lái xe được đánh giá là đang căng thẳng. Trên cơ sở dữ liệu trên, hệ thống sẽ chọn ra câu nói phù hợp của robot thích hợp được chọn. Ví dụ, nếu người lái xe đang căng thẳng, robot sẽ nói "Bạn đang quá căng thẳng. Chỉ cần thư giãn và lái xe!".

  • Giải nhì (Honorable Judge Award) hạng mục giải pháp sáng tạo (Creative Solutions Award) (trao bởi GS. Taro Narahara)

    Entry No. 7. Nhóm Timer, Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh (Trung Quốc)

    Nghiên cứu hành vi sang đường của người đi bộ và lựa chọn của phương tiện trong môi trường xe tự hành
    Research on pedestrian crossing and vehicle behavior decision under automatic driving environment
    • Dựa trên thiết bị mô phỏng người đi bộ, nhóm đã thiết kế thí nghiệm gồm ba thành phần để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau (như áp lực thời gian) tác động đến đặc điểm hành vi sang đường của người đi bộ. Sử dụng UC-win/Road 15.1, nhóm đã tạo ra kịch bản thử nghiệm để hoàn thành việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu thử nghiệm đã xử lý được phân tích và một mô hình về lựa chọn của người đi bộ được phát triển thông qua ma trận game. Đối với mô hình lựa chọn (hành vi) của phương tiện, nhóm kết hợp đầu ra của mô hình hành vi người đi bộ và mô hình động lực học đơn giản để xây dựng một mô hình phần thưởng dành cho phương tiện. Kết quả cuối cùng thu được bằng cách lặp lại liên tục thuật toán.

  • Giải nhì (Honorable Judge Award) hạng mục sáng kiến an toàn giao thông (Traffic Safety Innovation Award) (trao bởi ông Yoann Pencreach)

    Entry No. 20. Nhóm Nijigaku, Trường Đại học VinUni (Việt Nam)

    Radio giao thông Nijigaku
    Nijigaku Traffic Radio
    • Sản phẩm của dự án là một plugin UC-win/Road mô phỏng hệ thống phát hiện và một ứng dụng di động mô phỏng sự tham gia vào hệ thống cảnh báo của các tài xế khác. Plugin UC-win/Road sử dụng tính năng tạo kịch bản để mô phỏng tai nạn, sau đó kích hoạt thông báo đến máy chủ cảnh báo trên cloud. Máy chủ sẽ phát thông báo cho các tài xế gần đó bằng giọng nói và dịch vụ thông báo đẩy (push notification) của Android để thông báo về tình hình và đưa ra quyết định phù hợp, chẳng hạn như hỗ trợ nạn nhân. Ứng dụng cũng sẽ gửi thông báo đến cảnh sát và xe cứu thương gần đó.

  • Giải đề cử (Nomination Award)

    Entry No. 15. Nhóm Safe and Secure, Đại học Khoa học Suwa (Nhật Bản)

    Xây dựng mô phỏng trải nghiệm tai nạn do phương tiện bị trượt bánh
    Construction of a simulation to experience slip accidents
    • Tai nạn do trượt bánh có thể xảy ra trong điều kiện đường đóng băng hoặc ẩm ướt. Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn là do ảnh hưởng của lực ma sát mặt đường và các điều kiện khi lái xe (tốc độ, tay lái, phanh). Bằng cách thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố đó trong mô hình phương tiện được xây dựng trong nghiên cứu này, nhóm có thể tái tạo hành vi của xe theo điều kiện mặt đường (ẩm ướt, có tuyết và đóng băng). Mô phỏng này sẽ giúp người lái xe ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra bằng cách cho phép họ trải nghiệm chuyển động của xe giống với thực tế trong trường hợp xe bị trượt bánh.

  • Giải đề cử (Nomination Award)

    Entry No. 19. Nhóm LGBM, Đại học Xây dựng và Kiến trúc Bắc Kinh (Trung Quốc)

    Mô phỏng chuyến đi đã chọn trước đó bằng công nghệ VR
    Reserved Trip Simulation Using VR Technology
    • Mạng lưới giao thông liên kết những phương tiện di chuyển trên đường. Việc thu thập kịp thời thông tin di chuyển (điểm đầu/ đích đến (OD), thời gian di chuyển) của phương tiện di chuyển trên đường và phản hồi kịp thời đến người lái xe sẽ giúp cải thiện mức độ kết nối giữa các phương tiện với nhau. Nhóm sử dụng công nghệ VR để cung cấp thông tin phản hồi cho các lái xe đã chọn tuyến trước đó. Trình mô phỏng này có thể cải thiện nhận thức của mọi người về các tuyến đường và mạng lưới trong tương lai, đồng thời giúp tăng cường kết nối giữa các lái xe.

  • Giải đề cử (Nomination Award)

    Entry No. 26. Nhóm Pioneers, Đại học Công nghệ Vũ Hán (Trung Quốc)

    Nghiên cứu cơ chế tạo ra va chạm và thiệt hại dựa trên dữ liệu lái xe tự nhiên
    Research on collision generation and dissipation mechanism based on naturalistic driving data
    • Plugin do nhóm phát triển có hai chức năng chính, một là tạo dòng giao thông nền (background traffic flow) dựa trên dữ liệu lái xe tự nhiên (natural driving data) đã được xử lý, giúp trải nghiệm lái xe thực tế hơn; hai là cung cấp phản hồi theo thời gian thực về thông tin cảnh báo va chạm và hiển thị thông tin đó đến thiết bị đầu cuối trong xe và UC-win/Road để cảnh báo cho người lái xe.

Kết quả chấm đơn vòng 1

Kỳ vọng các đội tiếp tục hoàn thiện ý tưởng để thể hiện sự độc đáo, khác biệt trong dự án bài thi

Ban giám khảo đã tổ chức buổi chấm đơn vòng sơ bộ vào ngày 12 tháng 7 vừa qua tại trụ sở chính của FORUM8 tại Tokyo. 24 đội đã được chọn để tiếp tục đi vào vòng trong. Các đội được chọn sẽ bắt đầu thực hiện dự án bài thi và nộp bài vào hạn được quy định. Sau khi các đội có dự án được đề cử được chọn ra, họ sẽ tham dự vòng chung kết và lễ trao giải được tổ chức tại sự kiện Lễ hội Thiết kế - Design Festival 2022-3Days diễn ra vào tháng 11 năm nay.

Một số đội đã đề xuất đưa mô phỏng VR, phân tích dữ liệu và lập trình phát triển hệ thống vào dự án bài thi, cũng như đưa ra các ý tưởng giúp kết nối mọi người trong các lĩnh vực game, giao thông và xe tự hành. Các đội được kỳ vọng sẽ tiếp tục hoàn thiện ý tưởng ban đầu để sthể hiện sự độc đáo, khác biệt trong dự án bài thi cuối trước khi nộp bài thi vào tháng 10 năm nay. Chúng tôi hy vọng các đội sinh viên sẽ thể hiện tốt khả năng của họ và sẵn sàng đón nhận những thử thách mới.

▲Buổi chấm đơn vòng 1 diễn ra vào ngày 12/7.
Ban giám khảo (Từ phía trên bên trái): PGS. Tomohiro Fukuda (trưởng BGK),
GS. Makoto Sato (bên dưới góc trái), PGS. Taro Narahara (bên dưới góc phải), ông Yoann Pencreach (bên trên góc phải)

Về CPWC năm nay

Tổng quan về CPWC và chủ đề năm nay

Chủ đề: "Kết nối con người" - Lập trình ứng dụng VR trên nền tảng đám mây (cloud) và lập trình game

Cuộc thi thử thách các bạn phát triển một chương trình ứng dụng (application program) từ phần mềm mô phỏng thực tế ảo (VR) 3D tương tác thời gian thực UC-win/Road, VR-Cloud®, game engine Suite Chidori Engine® và bộ công cụ SDK (Software Development Kit) của các phần mềm/ chương trình đó, hoặc phát triển chương trình/ phần mềm liên kết với các chương trình/ phần mềm trên. Cùng vận dụng kỹ năng lập trình và tư duy để phát triển ứng dụng VR trên nền tảng đám mây (cloud app) và game!

[Các phần mềm khả dụng]

  • ■UC-win/Road, UC-win/Road SDK (Software Development Kit)
    Phần mềm mô phỏng thực tế ảo (VR) 3D tương tác thời gian thực và bộ SDK cho phép phát triển các ứng dụng và tùy chọn bổ trợ. Phiên bản mới nhất, Ver. 15 hỗ trợ API C++, cho phép viết plugin bằng ngôn ngữ C++.

  • Suite Chidori Engine
    Game engine 3D đa nền tảng đến từ Nhật Bản, hỗ trợ Windows và iOS library.

[Môi trường phát triển / Development Environment]
■UC-win/Road SDK: Delphi, C++
■VR-Cloud® SDK: Delphi, Angel Script
■a3s SDK: Delphi, C/C++
■Suite Chidori Engine: Visual Studio 2019
* Hệ thống nhúng, liên kết dữ liệu được lập trình bằng ngôn ngữ C#, C++, JavaScript, java, Pascal, Python, Fortran, Ruby, R cũng thuộc phạm vi của cuộc thi này.

Xem các hội thảo

Hội đồng giám khảo
  • Trưởng Ban giám khảoPGS. Tomohiro Fukuda

    Viện Công nghệ, Trường Đại học Osaka

  • GS. Makoto Sato

    Giáo sư danh dự, Viện Công nghệ Tokyo

  • PGS. Taro Narahara

    Trường Thiết kế Kiến trúc
    Viện Công nghệ New Jersey

  • Ông Yoann Pencreach

    Quản lý cấp cao
    Nhóm Phát triển phần mềm, FORUM8

Lịch trình cuộc thi
Thời hạn đăng ký

Ngày 01/04 (thứ 6) - ngày 30/06/2022 (thứ 5)

Thời hạn của license
phần mềm được cấp

Ngày 01/04 (thứ 6) - ngày 25/11/2022 (thứ 6)

Tuyển chọn vòng 1 &
công bố kết quả

Buổi chấm đơn và tuyển chọn: Ngày 12/07/2022 (thứ 3)
Công bố kết quả: Ngày 20/07/2022 (thứ 4)

Hạn nộp bài thi

Ngày 20/9 (thứ 3) - ngày 02/10/2022 (chủ nhật)

Tuyển chọn dự án được đề cử

Ngày 07/10 (thứ 6) - ngày 13/10/2022 (thứ 5)

Công bố dự án được đề cử

Ngày 14/10/2022 (thứ 6)

Chung kết & lễ trao giải

Ngày 17/11/2022 (thứ 5)
Địa điểm: Shinagawa Intercity Hall (MAP)

Giải thưởng

  • Giải nhất (World Cup Award): 1 giải

    Giải thưởng 300.000 JPY

  • Giải nhì (Honorable Judge Award): 4 giải

    Mỗi giải 50.000 JPY

  • Giải đề cử (Nomination Award)

    Chứng nhận, kỷ niệm chương

Các đội có dự án lọt vào chung kết sẽ được đài thọ sang Tokyo, Nhật Bản để phục vụ cho việc tham gia vòng chung kết. Tối đa 3 thành viên (đối với các đội Nhật Bản đến từ khu vực khác ngoài Kanto), hoặc tối đa 2 thành viên (đối với các đội quốc tế) trong mỗi đội dự kiến sẽ được mời tham gia.

Nội dung cuộc thi / Đăng ký

Nội dung cuộc thi
Tổng quan về CPWC năm nay

Chủ đề: "Kết nối con người" - Lập trình ứng dụng VR trên nền tảng đám mây (cloud) và lập trình game
Cuộc thi thử thách các bạn phát triển một chương trình ứng dụng (application program) từ phần mềm mô phỏng thực tế ảo (VR) 3D tương tác thời gian thực UC-win/Road, VR-Cloud®, game engine Suite Chidori Engine® và bộ công cụ SDK (Software Development Kit) của các phần mềm/ chương trình đó, hoặc phát triển chương trình/ phần mềm liên kết với các chương trình/ phần mềm trên. Cùng vận dụng kỹ năng lập trình và tư duy để phát triển ứng dụng VR trên nền tảng đám mây (cloud app) và game!

[Môi trường phát triển / Development Environment]
■UC-win/Road SDK: Delphi, C++  ■VR-Cloud® SDK: Delphi, Angel Script  ■a3s SDK: Delphi, C/C++
■Suite Chidori Engine®: Visual Studio 2019  ■Phần mềm dựng đồ họa 3D-CG tổng hợp Shade3D, Block UI Programming Tool
>>Ví dụ các ứng dụng được phát triển bằng VR-Cloud® SDK

* Hệ thống nhúng và liên kết dữ liệu được phát triển bằng ngôn ngữ C#, C++, JavaScript, java, Pascal, Python, Fortran, Ruby, và R cũng thuộc phạm vi của cuộc thi này.

Điều kiện đăng ký dự thi
Tất cả các thành viên có liên quan đến quá trình thực hiện bài thi đều phải là sinh viên.
Bản quyền đối với bài thi

Bản quyền tác giả của tất cả nội dung dự án bài thi, bao gồm dữ liệu, sản phẩm được tạo trong cuộc thi này thuộc về tập thể/ cá nhân tạo ra nội dung đó.

Tuy nhiên, FORUM8 có quyền chỉnh sửa, thay đổi dữ liệu, dự án bài thi, sản phẩm của các đội thi, và sử dụng chúng cho mục đích thứ cấp gồm xuất bản, công bố trên website, email, các ấn phẩm quảng bá, sách và tạp chí, v.v. phục vụ việc trình bày báo cáo, quảng cáo, xúc tiến hoạt động bán hàng.

Tiêu chí đánh giá

Mục tiêu của thí sinh tham dự CPWC là phát triển chương trình ứng dụng, phần mềm, phần mềm kỹ thuật/ nghiệp vụ (engineering/ business software), chương trình game từ UC-win/Road SDK, VR-Cloud® SDK, Shade3D, Suite Chidori Engine®, hoặc phát triển hệ thống nhúng, liên kết dữ liệu với các phần mềm trên sử dụng C#, C++, JavaScript, java, Pascal, Python, Fortran, Ruby, và R.

Các đội tham gia phải nộp sản phẩm phần mềm dạng source code , và một đoạn clip & file PowerPoint để giải thích về sản phẩm đến ban giám khảo.
Bài thi được đánh giá qua khả năng sử dụng SDK để tạo ra sản phẩm, xét về chất lượng, tính logic, kỹ thuật, thẩm mỹ, tính độc đáo của sản phẩm và kỹ năng thuyết trình của các đội.

Chung kết & lễ trao giải

Diễn ra vào ngày 17/11/2022 (thứ 5)
Địa điểm: Shinagawa Intercity Hall (MAP)

Các đội có dự án được đề cử sẽ tham dự vòng chung kết và thuyết trình trước ban giám khảo trong vòng một phút. Các đội không tham dự chung kết sẽ không nhận được giải thưởng.
Các đội thi sẽ có 1 phút để thuyết trình về dự án bài thi với ban giám khảo.

Trình tự đăng ký / Lịch trình cuộc thi
1. Đăng ký

Thời hạn đăng ký: ngày 01/04 (thứ 6) – 30/06/2022 (thứ 5). Các đội thi đăng ký và nộp kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án bằng tiếng Anh trong thời hạn đăng ký.
Bài thi sẽ được chấm ẩn danh. Hãy chọn tên đội và tên dự án mà không bao gồm, không liên quan đến tên cá nhân hay tập thể, tổ chức (ví dụ trường đại học, đất nước) nào.

Đăng ký tham dự cuộc thi
*Đã kết thúc

Hãy tải "Fill-out form" (form để điền kế hoạch triển khai dự án) xuống từ link download sau và trình bày trong form tổng quan về dự án của đội (trong 100 từ bằng tiếng Anh) cùng hình ảnh minh họa (nếu có). Sau đó, tải lên tại mục Entry file của trang đăng ký trên.

Fill-out form

2. Sau khi xác nhận đăng ký

Sau khi nhận được đơn đăng ký, chúng tôi sẽ gửi cho các đội qua email:

- Entry ID (số thứ tự của đội thi)
- Link tải về các dữ liệu, tài liệu cần thiết cho việc hoàn thành bài thi
- Hướng dẫn đăng ký các hội thảo kỹ thuật

Cho thuê license (giấy phép) các phần mềm miễn phí

3. Họp hội đồng giám khảo chấm đơn & công bố kết quả vòng 1

Buổi đánh giá sẽ diễn ra vào ngày 12/07/2022 (thứ 3) và kết quả sẽ được thông báo đến các đội dự thi vào ngày 20/07/2022 (thứ 4).

4. Nộp dự án bài thi

Các đội đã vượt qua vòng 1 sẽ được quyền nộp dự án dự thi. Bài dự thi cuối cùng phải được nộp trong thời hạn quy định (thứ 3 ngày 20/9 - Chủ nhật ngày 02/10/2022) qua link nộp bài được gửi cho các đội.

[Các hạng mục phải nộp trong bài dự thi]

・Chương trình, ứng dụng chạy được
・Source code hoặc script (định dạng text)
・Hướng dẫn chạy chương trình (user manual) (định dạng Word, v.v.)
・Concept (khái niệm chung) về chương trình: ý tưởng phát triển, vấn đề giải quyết trong tương lai (định dạng PowerPoint, v.v.)
 *Có thể bao gồm nội dung liên quan khác, không nhất thiết chỉ nói về chương trình/ ứng dụng
・Video dài từ 5 phút trở xuống (định dạng mp4)

Liên hệ

Văn phòng trụ sở chính FORUM8 Co., Ltd tại Tokyo phụ trách cuộc thi Cloud Programing World Cup
Shinagawa Intercity A-21F, 2-15-1 Konan, Minato-ku, Tokyo, Nhật Bản 108-6021
TEL: (+81) 03-6894-1888 FAX: (+81) 03-6894-3888
E-mail: cpwc@forum8.co.jp
Trang chủ: http://www.forum8.co.jp/vietnam/

Các phần mềm được cung cấp
Thời hạn cho thuê giấy phép (license) các phần mềm

Ngày 01/4 (thứ 6) - 25/11/2022 (thứ 6)

* Thời hạn cho thuê, hạn chế trong tính năng và cách thức cung cấp license sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm/ phần mềm.
* License cho phép các đội sử dụng tất cả các tính năng của mỗi phần mềm, tuy nhiên các đội không thể sử dụng cho mục đích khác ngoài cuộc thi.

Các phần mềm/ giải pháp được cung cấp

UC-win/Road

UC-win/Road SDK

VR-Cloud®

VR-Cloud® SDK

■Công nghệ truyền tải dữ liệu a3s (Anything as a Service) SDK

Shade3D

Shade3D Block UI Programming Tool

Suite Chidori Engine®

[Môi trường phát triển / Development Environment]
■UC-win/Road SDK: Delphi, C++
■VR-Cloud® SDK: Delphi, Angel Script
■a3s SDK: Delphi, C/C++
■Suite Chidori Engine®: Visual Studio 2019

* Hệ thống nhúng, liên kết dữ liệu được lập trình bằng ngôn ngữ C#, C++, JavaScript, java, Pascal, Python, Fortran, Ruby, R cũng thuộc phạm vi của cuộc thi này.

Lịch hội thảo hướng dẫn sử dụng phần mềm bằng tiếng Việt & tiếng Anh

Các đội thi có thể tham dự các hội thảo (miễn phí/trả phí) về phần mềm được FORUM8 tổ chức.

※Các hội thảo từ tháng 7 trở đi sẽ tiếp tục được cập nhật

Các dự án bài thi đoạt giải năm trước

  • Giải nhất (World Cup Award) CPWC lần thứ 9

    Nhóm SC-Team, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc)

    Hệ thống nhận diện cảm xúc người lái xe và phát hiện hành vi bất thường
    (Driver Emotion and Abnormal Behavior Detection and Warning System)
    Plugin được phát triển nhằm nhận diện cảm xúc, cũng như phát hiện biểu hiện, hành vi bất thường của người lái xe và phản hồi kết quả đến mobile web terminal và UC-win/Road trong thời gian thực. Khi phát hiện người lái giận dữ, buồn hoặc có các biểu hiện tiêu cực khác, hệ thống sẽ đẩy thông báo nhắc tài xế giữ tâm trạng tốt và bắt đầu mở nhạc êm dịu trên mobile web. Mặt khác, khi phát hiện người lái có hành vi bất thường như ngáp, chóng mặt, đang ăn hoặc hút thuốc khi lái xe, hệ thống sẽ gửi cảnh báo đỏ và nhắc nhở bằng giọng nói trên điện thoại. Điều này giúp người lái có thói quen tốt để lái xe an toàn.
Lễ trao giải Cuộc thi lập trình dành cho sinh viên CPWC (Cloud Programming World Cup) lần thứ 11, diễn ra vào tháng 11/2021.