Một giải nhất (World Cup Award) và 4 giải nhì (Honorable Judge Award) đã được trao cho các bài dự thi xuất sắc tại buổi thuyết trình trận chung kết và lễ trao giải cuộc thi CPWC lần thứ 9, diễn ra vào ngày 18/11/2021 tại Shinagawa Intercity Hall (Tokyo, Nhật Bản) và online.
▲Tổng hợp các bài thi CPWC đoạt giải
Entry No. 18. Nhóm SC-Team, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc)
Plugin được phát triển nhằm nhận diện cảm xúc, cũng như phát hiện biểu hiện, hành vi bất thường của người lái xe và phản hồi kết quả đến mobile web terminal và UC-win/Road trong thời gian thực. Khi phát hiện người lái giận dữ, buồn hoặc có các biểu hiện tiêu cực khác, hệ thống sẽ đẩy thông báo nhắc tài xế giữ tâm trạng tốt và bắt đầu mở nhạc êm dịu trên mobile web. Mặt khác, khi phát hiện người lái có hành vi bất thường như ngáp, chóng mặt, đang ăn hoặc hút thuốc khi lái xe, hệ thống sẽ gửi cảnh báo đỏ và nhắc nhở bằng giọng nói trên điện thoại. Điều này giúp người lái có thói quen tốt để lái xe an toàn.
Entry No. 1. Nhóm TRANSer, Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh (Trung Quốc)
Nhóm phát triển một thiết bị mô phỏng người đi bộ, một vòng đeo tay thông minh và một hệ thống cảnh báo sớm eHMI hoạt động trên nền tảng mô phỏng của UC-win/Road Ver. 15.0. Thiết bị mô phỏng người đi bộ gồm ba module: ghi lại chuyển động của người đi bộ, truyền thông tin và phản hồi thông tin. Module ghi lại chuyển động của người đi bộ sử dụng Keil để viết chương trình vi điều khiển (MCU) và cài đặt module MCU vào một vỏ (shell) được in 3D. Module truyền thông tin sử dụng giao thức UDP và tập lệnh python. Module phản hồi thông tin được xây dựng dựa trên plugin VR của UC-win/Road, gửi thông tin về môi trường giả lập đến người đi bộ qua kính VR Oculus. Dữ liệu của vòng đeo tay thông minh được gửi đến từ UC-win/Road, các chức năng được được lập trình điều khiển bằng Arduino. Hệ thống cảnh báo sớm eHMI được mô hình hóa bởi 3ds Max, các chức năng cụ thể được chạy dựa trên các plug-in viết bằng UC-win/Road Ver. 15.0 SDK.
Entry No. 14. Nhóm SMTH_2021, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc)
Mưa lớn là kiểu thời tiết bất lợi có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc, giảm năng suất của hệ thống giao thông đô thị. Đây đang là vấn đề đáng quan tâm đối với các đô thị. Ngày nay, người ta ít chú ý đến ảnh hưởng của mưa lớn kết hợp ngập úng gây ra đối với giao thông đường đô thị. Do đó, nhóm nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của lượng mưa và ngập úng đến dòng giao thông trên các tuyến đường đô thị sử dụng kết hợp của các phương pháp nghiên cứu gồm lái xe thực nghiệm và mô phỏng. Kết quả từ nghiên cứu này có thể tạo điều kiện hiểu sâu hơn về lượng mưa và tình trạng ngập úng đối với dòng chảy giao thông.
Entry No. 17. Nhóm HAVI, Đại học Kookmin (Hàn Quốc)
Dự án đề xuất một hệ thống sử dụng UC-win/Road để thu thập dữ liệu lái xe của mỗi cá nhân, đưa vào mô hình học sâu (deep learning model) để tạo ra mô hình phương tiện tự hành được cá nhân hóa có thể điều khiển tự động. Khác với các phương tiện giao thông hiện có trong UC-win/Road, hệ thống này cho phép tạo ra các phương tiện giao thông có khả năng điều khiển như con người.
Entry No. 21. Nhóm Highways, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc)
Mệt mỏi khi lái xe là hiện tượng tâm sinh lý của người lái xe bị rối loạn sau một thời gian dài lái xe liên tục, các kỹ năng phản xạ bị suy giảm tương đối. Để chống lại các tác động nguy hiểm có thể xảy ra khi người lái xe mệt mỏi, nhóm sử dụng phần mềm UC-win/Road để mô phỏng nhiều tình huống về mệt mỏi khi lái xe, truyền dữ liệu về xe gồm tốc độ chạy, thời gian lái xe cho máy client theo thời gian thực để nhắc nhở tài xế nghỉ ngơi hợp lý, qua đó giảm nguy cơ gây tai nạn do mệt mỏi khi lái xe.
Entry No. 19. Nhóm Let's go go DS!!!, Đại học Khoa học Suwa (Nhật Bản)
Hiện tại, công nghệ xe tự hành đang ngày càng phát triển, vì vậy sẽ xảy ra những tai nạn theo kiểu khác với tai nạn gây ra bởi xe do người điều khiển. Do đó, ứng dụng tính năng kịch bản (scenario) của UC-win/Road, nhóm phát triển một cơ sở dữ liệu có thể được sử dụng để tạo ra đa dạng các tình huống giao thông một cách hiệu quả, giả định tai nạn giao thông trong quá trình vận hành xe tự hành dựa trên kiểu tai nạn và SIP1. Cơ sở dữ liệu này có thể được sử dụng trong mô phỏng lái xe giúp nghiên cứu, khảo sát về nguy cơ tai nạn của xe tự hành, góp phần ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra từ góc độ người, đường bộ và phương tiện lưu thông.
Entry No. 24. Nhóm TJTX, Đại học Đồng Tế (Trung Quốc)
Dựa trên nhu cầu phòng chống dịch COVID-19 và thực tế là đang chưa có ứng dụng có thể để dự báo nguy cơ lây nhiễm khi mọi người đi lại trong thành phố, nhóm đã phát triển một thuật toán giúp tìm tuyến đường đi phù hợp để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Công việc gồm 2 phần: mô phỏng lưu lượng và phát triển thuật toán tìm đường để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm của mỗi chuyến di chuyển, được tính toán bằng cách cộng dồn giá trị rủi ro của mỗi lần di chuyển dọc theo tuyến đường đó. Sau khi thực hiện mô phỏng và xây dựng thuật toán tìm đường, nhóm đã diễn họa kết quả để kiểm tra trực quan.
Entry No. 26. Nhóm TeleTrip, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Việt Nam)
Với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của dữ liệu lớn (big data) trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả du lịch. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho các đơn vị tổ chức/ điều hành tour du lịch thời đại 4.0 là quá trình thu thập dữ liệu ngày càng phức tạp. Khó khăn đầu tiên là dữ liệu thu về ở nhiều định dạng khác nhau, khó xử lý. Thứ hai, độ tin cậy hoặc khiếm khuyết của tập dữ liệu đôi khi gây khó khăn khi xử lý.
Do đó, nhóm tạo ra TeleTrip - một ứng dụng mobile giúp các doanh nghiệp thu thập insight từ khách du lịch và cải thiện dịch vụ của họ. TeleTrip còn hỗ trợ chúng ta tham quan rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới.
Với việc mở rộng ra nhiều môi trường phát triển, chúng tôi kỳ vọng sẽ có những hệ thống cộng tác đa dạng hơn.
Buổi chấm thi cho vòng 1 được tổ chức vào ngày 06/07/2021. Các giám khảo đã xem xét đơn đăng ký của các đội đến từ Nhật Bản và các nước khác, và chọn ra các đội lọt vào vòng trong. Các đội lọt vào vòng trong sẽ nộp bài thi vào tháng 10 và, nếu bài thi được lọt vào đề cử, họ sẽ trình bày tại trận chung kết được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Lễ hội thiết kế - FORUM8 Design Festival 2021-3Days diễn ra vào tháng 11 cùng năm.
Năm nay, hầu hết các dự án bài thi đều liên quan đến giao thông và xe tự hành, phản ánh xu hướng sử dụng UC-win/Road của người dùng. Ngoài ra, nhiều bài thi đề xuất các giải pháp cho vấn đề môi trường và phòng chống dịch bệnh. Chúng ta có thể kỳ vọng về những dự án bài thi phát triển hệ thống tiên tiến, chất lượng cao.
UC-win/Road hỗ trợ phát triển ứng dụng bằng C++ từ phiên bản mới Ver. 15, qua đó nâng cao vị thế của phần mềm là nền tảng VR, khuyến khích hơn nữa việc phát triển các chương trình ứng dụng cộng tác với UC-win/Road. Chúng tôi đã phản hồi đánh giá cho các nhóm để họ có thể điều chỉnh, phát triển thêm ý tưởng của mình, đem lại sản phẩm tốt nhất.
▲Buổi họp giữa các giám khảo để chọn ra kết quả vòng 1 (06/07/2021).
Các giám khảo từ trên xuống: PGS. Tomohiro Fukuda (Trưởng hội đồng),
PGS. Taro Narahara, PGS. Makoto Sato, Ông Yoann Pencreach
[Các phần mềm khả dụng]
■Shade3D,
■Shade3D Block UI Programming Tool
Sản phẩm tùy chọn thích hợp cho dạy và học lập trình sơ cấp bằng giao diện trực quan, dễ hiểu
■Suite Chidori Engine
Game engine 3D đa nền tảng đến từ Nhật Bản nay đã có trên iOS library bên cạnh hệ điều hành Windows.
[Môi trường phát triển]
■UC-win/Road SDK:Delphi、C++
■a3s SDK:Delphi、C/C++
■Suite Chidori Engine: VisualStudio2019
* Hệ thống nhúng và liên kết dữ liệu được phát triển bằng ngôn ngữ C#, C++, JavaScript, java, Pascal, Python, Fortran, Ruby, và R cũng thuộc phạm vi của cuộc thi này.
[Hội thảo]
Thứ 6, ngày 02/04 - Thứ 4, ngày 30/06/2021
Thứ 6, ngày 02/04 - Thứ 6, ngày 26/11/2021
Tuyển chọn: Thứ 3, ngày 06/07/2021
Công bố kết quả: Thứ 3, ngày 13/07/2021
Thứ 7, ngày 25/09 - Thứ 7, ngày 02/10/2021
Thứ 6, ngày 08/10 - Thứ 5, ngày 14/10/2021
Thứ 6, ngày 15/10/2021
Thứ 5, ngày 18/11/2021
Địa điểm: Shinagawa Intercity Hall (MAP)
Trường Đại học Kỹ thuật Osaka
Giáo sư danh dự,
Viện Công nghệ Tokyo
Trường Thiết kế Kiến trúc
Viện Công nghệ New Jersey
Quản lý cấp cao
Nhóm Phát triển phần mềm, FORUM8
Thử thách khả năng lập trình ứng dụng VR 3D sử dụng dịch vụ đám mây (cloud application) với bộ công cụ SDK của FORUM8!
Cuộc thi yêu cầu bạn phát triển một chương trình ứng dụng (application program) từ bộ công cụ SDK (Software Development Kit) của phần mềm mô phỏng VR 3D UC-win/Road, VR-Cloud® và game engine Suite Chidori Engine, hoặc phát triển chương trình/ phần mềm, hệ thống nhúng (system embedment) liên kết với các phần mềm trên. Cùng thử tài lập trình và tư duy để phát triển, đóng góp cho công nghệ mô phỏng và thực tế ảo (VR) tiên tiến!
[Môi trường phát triển/Development Environment]
■UC-win/Road SDK:Delphi, C++ ■a3s SDK:Delphi, C/C++ ■Suite Chidori Engine:Visual Studio 2019
■Phần mềm đồ họa 3DCG Shade3D, Block UI Programming Tool
>> Ví dụ các ứng dụng được phát triển bằng VR-Cloud® SDK
* Hệ thống nhúng và liên kết dữ liệu được phát triển bằng ngôn ngữ C#, C++, JavaScript, java, Pascal, Python, Fortran, Ruby, và R cũng thuộc phạm vi của cuộc thi này.
Thứ 4, ngày 30/6/2021
* Hạn chót nộp bài dự thi là thứ 7, ngày 02/10/2021.
Ngày: Thứ 5, ngày 18/11/2021
Địa điểm: Shinagawa Intercity Hall (Tokyo) (MAP)
Các đội có dự án được đề cử sẽ tham dự vòng chung kết và thuyết trình trước ban giám khảo trong vòng một phút.
Các đội không tham dự chung kết sẽ không nhận được giải thưởng.
Mục tiêu của thí sinh tham dự CPWC là phát triển chương trình ứng dụng, phần mềm, phần mềm kỹ thuật/nghiệp vụ (engineering/business software), chương trình game từ UC-win/Road SDK, VR-Cloud® SDK, Shade3D, Suite Chidori Engine, hoặc phát triển liên kết, hệ thống nhúng với các phần mềm trên sử dụng C#, C++, JavaScript, java, Pascal, Python, Fortran, Ruby, và R.
Các đội tham gia phải nộp một bộ source code của phần mềm đã sử dụng, và một slide PowerPoint giải thích về source code đó. Dự án được đánh giá qua khả năng sử dụng SDK để tạo ra các phần mềm đám mây (cloud software) của các đội, xét về chất lượng, tính logic, kỹ thuật, thẩm mỹ, tính độc đáo của ý tưởng và cách các đội trình bày ý tưởng đó.
Bản quyền tác giả của tất cả nội dung dự án, bao gồm dữ liệu được tạo trong cuộc thi này thuộc về tập thể/ cá nhân tạo ra nội dung đó.
Văn phòng trụ sở chính FORUM8 Co., Ltd tại Tokyo phụ trách cuộc thi Cloud Programming World Cup
Shinagawa Intercity A-21F, 2-15-1 Konan, Minato-ku, Tokyo 108-6021 Nhật Bản
TEL: 03-6894-1888 FAX: 03-6894-3888
E-mail: cpwc@forum8.co.jp
URL:http://www.forum8.co.jp/vietnam/
Đăng ký và nộp kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án bằng tiếng Anh trong thời hạn đăng ký (thứ 6 ngày 02/04 – thứ 4 ngày 30/06/2021).
Bài thi sẽ được chấm ẩn danh. Hãy chọn tên đội và tên dự án mà không bao gồm, không liên quan đến tên cá nhân hay tập thể, tổ chức (ví dụ tên trường đại học, tên đất nước) nào.
Để đăng ký, truy cập trang đăng ký (bên dưới), điền các thông tin được yêu cầu như tên đội, thông tin các thành viên, v.v.
Trang đăng ký tham dự cuộc thi
Hãy tải "Fill-out form for work plan" (form để điền kế hoạch triển khai dự án) xuống từ link download sau và trình bày trong form tổng quan về dự án của đội (trong 100 từ bằng tiếng Anh) cùng bất kỳ hình ảnh nào. Sau đó, tải lên tại mục Entry file của trang đăng ký trên.
Sau khi nhận được đơn đăng ký, chúng tôi sẽ gửi cho các đội:
・Registration ID (mã số đăng ký)
・Link tải về các tài liệu phục vụ thực hiện bài thi
・Hướng dẫn đăng ký các hội thảo
Buổi đánh giá sẽ diễn ra vào thứ 3, 06/07/2021 và kết quả sẽ được thông báo đến các đội dự thi vào thứ 3, 13/07/2021.
Các đội đã vượt qua vòng 1 sẽ được quyền nộp dự án dự thi.
Bài dự thi cuối cùng phải được nộp trong thời hạn quy định (thứ 7 ngày 25/09 - thứ 7 ngày 02/10/2021) qua link nộp bài được gửi cho các đội.
[Các hạng mục phải nộp trong bài dự thi]
・Chương trình ứng dụng chạy được
・Source code hoặc script (định dạng text)
・Hướng dẫn chạy chương trình (user manual) (định dạng Word, v.v.)
・Concept (khái niệm chung) về chương trình: ý tưởng phát triển, vấn đề giải quyết trong tương lai (định dạng PowerPoint, v.v.)
*Có thể bao gồm nội dung liên quan, không nhất thiết chỉ nói về chương trình
・Video dài từ 5 phút trở xuống (định dạng MP4)
Các dự án sẽ được hội đồng giám khảo xét duyệt từ thứ 6 ngày 08/10 - thứ 5 ngày 14/10/2021. Kết quả sẽ được công bố vào thứ 6, ngày 15/10/2021.
Các đội có dự án được đề cử sẽ tham dự vòng chung kết và thuyết trình trước ban giám khảo trong vòng một phút. Các đội không tham dự chung kết sẽ không nhận được giải thưởng.
Thứ 5, ngày 01/04 - Thứ 6, ngày 26/11/2021
* Thời hạn cho thuê, hạn chế trong license và định dạng cung cấp sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm/phần mềm.
* License cho phép các đội sử dụng tất cả các tính năng của mỗi phần mềm, tuy nhiên các đội không thể sử dụng cho mục đích khác ngoài cuộc thi.
■Công nghệ truyền tải dữ liệu độc đáo a3s (Anything as a Service) SDK
■Shade3D Block UI Programming Tool
[Môi trường phát triển/Development Environment]
■UC-win/Road SDK: Delphi, C++
■a3s SDK: Delphi, C/C++
■Suite Chidori Engine: Visual Studio 2019
* Hệ thống nhúng và liên kết dữ liệu được phát triển bằng ngôn ngữ C#, C++, JavaScript, java, Pascal, Python, Fortran, Ruby, và R cũng thuộc phạm vi của cuộc thi này.
Các đội thi có thể tham dự các hội thảo (miễn phí/trả phí) về phần mềm được FORUM8 tổ chức.
Giải nhất (World Cup Award): 1
Giải thưởng 300,000 JPY
Giải do giám khảo bình
chọn (Honorable Judge Award):
(dự kiến) 4
Mỗi giải 50,000 JPY
Giải đề cử (Nomination Award)
Chứng nhận, kỷ niệm chương
Các đội có dự án lọt vào chung kết sẽ được cung cấp chi phí ăn ở, đi lại phục vụ cho việc tham gia vòng chung kết. Tối đa 3 thành viên (đối với các đội Nhật Bản đến từ khu vực khác ngoài Kanto), hoặc tối đa 2 thành viên (đối với các đội quốc tế) trong mỗi đội dự kiến sẽ được mời tham gia.
KaAI: Trường Đại học Kookmin (Hàn Quốc)
Kompas: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Việt Nam)
A.S.Y.: Trường Đại học Khoa học Suwa (Nhật Bản)
AM Girls: Trường Đại học Sugiyama Gakuen (Nhật Bản)
SMTH: Trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc)
Cloud Programming World Cup lần thứ 8
Cloud Programming World Cup lần thứ 7
Cloud Programming World Cup lần thứ 6
Cloud Programming World Cup lần thứ 5
Cloud Programming World Cup lần thứ 4
Cloud Programming World Cup lần thứ 3
Cloud Programming World Cup lần thứ 2
Cloud Programming World Cup lần thứ 1